Trong những năm đầu đời, bộ não của trẻ giống như một khu vườn đang lớn: tươi mới, đầy tiềm năng, nhưng cũng rất dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường xung quanh.
Khi những cơn cảm xúc mạnh mẽ kéo đến như sự giận dữ, sợ hãi, thất vọng hay lo lắng, trẻ chưa thể tự mình điều tiết. Đó là lúc người lớn cần bước vào vai trò quan trọng: là "frontal cortex" - vùng não chịu trách nhiệm điều tiết, suy nghĩ logic và phản ứng tỉnh táo thay cho con.
Vì sao trẻ dễ “bị lấn át” bởi cảm xúc?
Não bộ của trẻ chưa phát triển đầy đủ trong giai đoạn 0-6 tuổi. Cụ thể, vùng não trước (prefrontal cortex) - nơi điều khiển suy nghĩ lý trí, kiểm soát hành vi và cảm xúc, chỉ thực sự hoàn thiện khi con trưởng thành. Khi trẻ cảm thấy quá tải, vùng não cảm xúc (amygdala) sẽ chiếm quyền điều khiển, khiến con phản ứng bằng khóc lóc, la hét hoặc “bùng nổ”.
Khi đó, không phải bới trẻ hư, con chỉ đang “chìm” trong "cơn bão" cảm xúc. Và khi đó, trẻ cần một người lớn đủ bình tĩnh để “kéo” con ra khỏi cơn bão ấy, bằng sự hiện diện vững vàng và đầy yêu thương.
Người lớn là “não trước” của trẻ. Không phải kiểm soát con, mà để đồng hành
Đội ngũ Trường Mầm Non Quốc Tế Sky tin rằng: khi người lớn giữ được sự bình tĩnh, đồng thời đặt ra ranh giới rõ ràng và đầy cảm thông, trẻ sẽ dần học được cách tự điều chỉnh cảm xúc của mình. Đây không phải là “kỷ luật cứng nhắc”, mà là sự dẫn dắt mềm mại - cho con một khuôn khổ an toàn để lớn lên.
Hãy thử tưởng tượng: khi con đang la hét vì một chiếc kẹo, thay vì quát mắng hay bỏ đi, ba mẹ cúi xuống ngang tầm mắt, nhẹ nhàng nói: “Con đang rất muốn ăn kẹo, mẹ biết mà. Nhưng bây giờ chưa phải lúc. Mình cùng hít thở với nhau nhé.”
Chỉ một câu nói dịu dàng như vậy, cùng với ánh mắt kết nối và bàn tay nắm chặt, đã đủ để giúp vùng não cảm xúc của con dịu lại – và từ đó, vùng "não trước" có cơ hội “trở lại”.
Làm sao để trở thành “frontal cortex” cho con?
- Hiện diện trọn vẹn: Khi con đang ở thời điểm bùng nổ cảm xúc, điều quan trọng không phải là xử lý ngay, mà là hiện diện theo cách bình tĩnh nhất, ấm áp nhất với con.
- Giữ giới hạn, nhưng không cần quát tháo: Giới hạn được đặt ra không phải để kiểm soát, mà để bảo vệ. Khi con cảm thấy an toàn trong ranh giới ấy, con sẽ dần học được sự tự điều chỉnh.
- Tìm cách kết nối với con: Một đứa trẻ đang tổn thương không thể tiếp nhận lời dạy. Hãy kết nối cảm xúc trước, bằng những cái ôm và sự lắng nghe, rồi mới nói về đúng sai.
- Làm gương cho con: Trẻ học bằng cách quan sát. Mỗi lần ba mẹ giữ bình tĩnh thay vì phản ứng tiêu cực, là một lần con được học cách “kích hoạt não lý trí” trong chính mình.
Thấu hiểu rằng hành trình nuôi dạy con không tránh khỏi những giây phút bối rối khi con “bùng nổ cảm xúc”, Trường Mầm non Quốc tế Sky trân trọng mời bố mẹ tham dự workshop trực tuyến đặc biệt: “Setting Boundaries with Love”.
Trong buổi chia sẻ này, hai diễn giả - đồng thời cũng là những người mẹ giàu trải nghiệm - sẽ cùng đồng hành với ba mẹ:
- Cô Michelle Dinh Jones - Giám đốc Giáo dục của Sky, với hơn 25 năm kinh nghiệm trong giáo dục mầm non và là mẹ của hai người con.
- Cô Nguyễn Hải Diệu - Thạc sĩ Giáo dục học (Phần Lan), phụ huynh của Sky và là điều phối viên của nhiều dự án giáo dục trong và ngoài nước.
Thông tin sự kiện:
📅 Thời gian: 3:00 – 4:00 chiều | Thứ Ba, ngày 22/07/2025
📍 Hình thức: Trực tuyến qua Zoom (link sẽ được gửi trong email xác nhận)
🔗 Đăng ký tại: Link đăng ký tham dự